HOTLINE: 024.6297.7923 (miền Bắc) - 028.6683.1025 (miền Nam)
Trang chủ / Bệnh Gai Cột Sống / Gai cột sống cổ
Hiện nay số người bị đau cột sống ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, tốn tiền của cho các phương pháp trị liệu và chăm sóc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau cột sống đó là do bị gai cột sống. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến các thông tin về bệnh gai cột sống cổ.
Gai cột sống cổ
Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau.
Gai cột sống xảy ra ở vùng cổ, bệnh nhân thường đau sau gáy, đau hai bên vai. Một số bệnh nhân bị gai cột sống cổ có thể bị đau buốt kéo lên đỉnh đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, ợ chua buồn nôn, mất ngủ. Gai cột sống cổ nặng, đặc biệt khi kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ, có thể chèn ép các rễ thần kinh, gây đau, tê lan xuống vai, cánh cẳng tay.
Biểu hiện:
– Đau: đau thường xuyên hay thỉnh thoảng ở gáy, vùng chẩm, giữa 2 bờ trong xương bả vai, sau hốc mắt, thái dương. Đau ê ẩm lúc thức dậy, tăng lên khi ho hay hắt hơi và cử động cổ. Đau từ gáy lan xuống cánh tay tới ngón tay một hay hai bên. Các gai xương hay mõm ngang CSC đau khi ấn.
Cần phân biệt với đau gáy chẩm hay bả vai, đau xơ cơ và đau cổ do nguyên nhân tâm lý, sang thương cơ học, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh chuyển hóa, khối u, viêm xương tủy, lao…
Phòng và trị bệnh
Phòng ngừa
Điều trị
Khi bị gai cột sống, nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại.
Người bệnh bị gai cột sống thường được điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện.
Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Hãy luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh vì lúc nào các cụ ta cũng có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Comment
Name *
Email *
Website
Câu hỏi thường gặp
Có thể bạn quan tâm
Tin đọc nhiều
Tin mới
Bài thuốc hay
Tel:0462.9779.23 Mobile: 083.34.0246(Lương y Bình)
138 Khương Đình, P.Hạ Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 08.6683.1025 Mobile:098.1986.223(Lương y Nga)
325/19 Bạch Đằng, P.15, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS Phạm Gia Điền